Lăng Tự Đức - Viz4D diễn họa dựa trên dữ liệu di sản của Cyark.
 

Chúc các bạn một năm mới hạnh phúc ! Viz4D Hổ đá - Bảo tàng Hưng yên.
 
Bức tượng người lính tại lăng Trịnh thị ngọc Trúc , Đa bút, Vĩnh lộc, Thanh hóa này thể hiện tương đối chi tiết về trang phục quân đội Việt nam thời Lê- Trịnh. Các hiện vật văn hóa, nghệ thuật, khảo cổ từ nhiều di tích trên mọi miền tổ quốc đã được VR3D số hóa và trưng bày trong một cơ sở dữ liệu 3D trực tuyến.
 
Không gian Tết nguyên đán trong một ngôi nhà Việt nam tiêu biểu, cách đây khoảng 40 năm, trong thời bao cấp. VR3D đã số hóa không gian văn hóa truyền thống này và trưng bày trong triển lãm trực tuyến.
 
Phòng bảo tàng tương tác 3D đầu tiên của Việt nam được VR3D hoàn thành và trưng bày trực tuyến từ năm 2015. Các hiện vật lịch sử, các bảo vật quốc gia trưng bày ở đây được VR3D bắt đầu sưu tập, số hóa từ 2007.
 
Nhiều bảo vật của các dân tộc Chăm pa, Phù nam, Khmer... đã được VR3D số hóa, lưu trữ và trưng bày trong một bảo tàng số . Từ nhiều năm nay VR3D bảo tồn và quảng bá di sản của các dân tộc Việt nam trong nền tảng 3D của mình. Mỗi khi có đủ điều kiện về thời gian, chi phí là sẽ có một di sản kiến trúc, điêu khắc... nào đó được chuyển đổi số.
Không gian bảo tàng ảo này được áp dụng kỹ thuật mới nhất, có hiệu suất trưng bày 3D và khả năng phổ cập cao nhất hiện nay. Chỉ ở VR3D (và Viz4D) bạn mới có thể xem được không gian 3D có chất lượng tương tự bảo tàng này ngay trên trình duyệt di động.
 
Không gian bảo tàng ảo này được áp dụng kỹ thuật mới nhất, có hiệu suất trưng bày 3D và khả năng phổ cập cao nhất hiện nay. Chỉ ở VR3D (và Viz4D) bạn mới có thể xem được không gian 3D có chất lượng tương tự bảo tàng này ngay trên trình duyệt di động.
Bạn biết không, VR3D còn sở hữu một nền tảng tạo Webapp, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu 3D tự động, có qui mô phục vụ toàn cầu, đó là Viz4D. Sau khi Viz4D chính thức cung cấp dịch vụ vào đầu năm 2022, đội ngũ lập trình viên của chúng tôi sẽ dần quay lại với VR3D, mang kinh nghiệm xây dựng nền tảng số và những thuật toán xử lý dữ liệu 3D chưa ai từng có của Viz4D về để tự động hóa việc số hóa di sản, chuẩn hóa dữ liệu, phân cấp truy cập... xây dựng lại VR3D thành một nền tảng chuyên số hóa di sản, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu phục vụ ngành di sản toàn thế giới.
 
Phù điêu nghê gỗ, một chi tiết kiến trúc đền Độc bộ, (đang được bảo quản tại bảo tàng Nam định) vừa sơn thếp lại vừa kênh bong nên không dễ để số hóa 3D. Các hiện vật dạng này cần một quy trình và thiết bị số hóa cao cấp để dữ liệu di sản đạt chất lượng tối đa.
 
Trụ tứ linh chùa Hưng Ký cùng các di sản kiến trúc, nghệ thuật Phật giáo Việt nam từ nhiều di tích trên khắp đất nước đã được VR3D số hóa và trưng bày trong một bảo tàng 3D trực tuyến.
 
"Hoa văn trên di tích Việt"- Một 3D slideshow được thiết đặt để trưng bày mỹ thuật cổ. Bạn có thể lần lượt thưởng thức những nét đẹp của cội nguồn Đại Việt hiện ra trên màn hình (suốt bề dày lịch sử từ thời Lý đến thời Nguyễn ). Mọi hiện vật có hoa văn đều được chú thích rõ ràng về địa danh, xuất xứ.
 
Đình Tiền Lệ đã trở thành di tích lớn đầu tiên được lưu giữ, trưng bày nguyên trạng bằng công nghệ số hóa và tương tác 3D.   Di tích được số hóa 3D đem lại lợi ích ở rất nhiều mặt:  - Tòa đình Việt từ nay sẽ trường tồn trong không gian VR3D  - Người quản lý, tu bổ sẽ luôn có một tham chiếu chính xác với đầy đủ màu sắc, kích thước, mặt cắt ngay cả khi di tích thực đã hạ giải. Những sai lệch, biến dạng khi sửa chữa, trùng tu sẽ dễ dàng được phát hiện và điều chỉnh...
 
This is 3D scanning result of Đình Tiền Lệ monument (Hoai Duc, Hanoi, Vietnam). Đình Tiền Lệ has become the first large historic monument got preserve and display intact by digitization and interactive 3D technology.
 
Số hóa 3D bức tượng võ sĩ cầm chùy này rất khó, do tượng đặt sát tường. VR3D thử mãi rồi cũng có cách làm được.
 
Tìm lại hình dáng ban đầu của Bảo Vật Quốc Gia . Bức tượng Adiđà chùa Phật tích hiện nay đã được phục chế , gắn ghép lại từ nhiều mảnh vỡ. Theo nhiều ý kiến xác đáng của các nhà nghiên cứu mỹ thuật thì dáng tượng chưa chính xác, phần đế tượng còn thiếu một bệ tròn hình sư tử. Với mong muốn tìm lại vẻ đẹp ban đầu, hình dáng chuẩn xác của bảo vật quốc gia này, VR3D thử tái tạo lại phần bệ sư tử bị thiếu trong không gian ảo của mình. Mời các bạn so sánh bằng cách bấm thẳng vào bệ sư tử.
 
Đầu rồng tìm thấy ở khu di tích Lam kinh này có phong cách  tương đồng với cặp rồng chầu trước điện Kính thiên ( Hoàng thành Thăng long ).
 
Công cụ chặt bằng đá - hang Xóm Trại, Hòa Bình. Hiện vật khảo cổ của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á CESEAP Mẫu vật này đã được tích hợp tính năng thước đo thời gian thực, bạn hãy bấm lên điểm bất kì trên mẫu để truy xuất kích thước.
 
Chuyển đổi số trong nghiên cứu và bảo tồn di sản tư liệu: Kĩ thuật dịch chuyển đèn để xem văn bia đã được VR3D lập trình xong. Các bạn nay đã có thể tùy ý dùng chuột thay đổi nguồn sáng để quan sát rõ hơn các văn tự nhỏ. Nhất là trong chế độ xem dạng "bản dập", các chi tiết nhỏ được tái hiện rất rõ, màu sắc cũng thân thiện hơn với các nhà nghiên cứu . Tính năng mới lần này được VR3D bám sát và phát triển trên nền kĩ thuật dập bia cổ của các cụ. Rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu để VR3D tiếp tục hoàn thiện tính năng này. Với 10 năm kinh nghiệm xây dựng các nền tảng trưng bày online, VR3D có thể tùy ý tạo các tính năng chuyên cho nghiên cứu và quảng bá di sản.
 
Chiếc Hương Án thời Hậu Lê tinh xảo này đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Tưởng như chúng ta đã mất hẳn một di sản, sẽ không còn được nghiên cứu, chiêm ngưỡng một dấu ấn của mỹ thuật, lịch sử nước Việt nữa. Nhưng không, chúng ta chưa mất hết, VR3D đã kịp bảo tồn dữ liệu của Hương Án này trong không gian số.
 
Võ quan cận vệ thời Lê, đang vác gươm đứng hầu tại miếu Bảo Hà, xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Phong cách vác gươm thường hay thấy ở Việt Nam và Hàn Quốc.
 
VR3D xin giới thiệu đến các bạn những "báu vật bị lãng quên" ở một di sản văn hóa tuyệt đẹp, một niềm tự hào của điêu khắc cổ Đại việt. Đó là Sùng Ân tự ,một ngôi chùa cổ ít người biết đến nằm khuất nẻo trong thôn Đông cao, Đông xuyên, Hải dương.
 
We are specialized in creating interactive 3D content, including virtual museum, gallery, showroom, products display ...   This Virtual Museum 3D run right in your web browser, interesting and richness 3D interactive contents, multi device support, Exhibit about the Ancient sculptures of Vietnam.
 
Bức tượng hộ pháp này uy vũ mà không hung ác, hình dáng vững chãi nhưng vẫn thanh thoát, hoa văn trau chuốt mà chẳng rườm rà. Tượng rất lớn, được đặt trên bệ cao bên chính diện chùa Sùng Ân. Quả xứng danh là "Kỳ Tài Hầu", tượng hộ pháp này được Tô Phú Vượng tạo tác uyên thâm về tỉ lệ.
 
Sự tồn tại của các cổ vật  hay các biểu tượng văn hóa thật mong manh trước những xung đột và tham vọng của con người. Do luôn có giá trị  về vật chất hoặc là chỗ dựa tinh thần nên các quí vật này luôn là mục đích đầu tiên để cướp bóc, triệt phá trong các cuộc giao tranh. Ở Việt nam ta cũng vậy ,mặc dù nghệ thuật phát triển rực rỡ nhưng cũng chinh chiến liên miên nên các di sản quí mang tính biểu tượng còn lại rất ít. 
 
 Đây là nửa còn lại của bộ tranh cổ Thập điện diêm vương trong chùa Nhạ phúc  (bộ tranh gồm 2 bức ,đã bị mất trộm 1 bức).
 
Văn xương Đế quân (  Văn xương tinh) là vì tinh tú nắm giữ  công danh, tước lộc của tất cả thế nhân (chỉ trừ những người theo võ nghiệp).
 
Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế do Kỳ tài Hầu Tô Phú Vượng đục theo chân dung vua Lê Cảnh Hưng, được đặt tại chùa Sùng Ân, thôn Đông Cao, Đông Xuyên, Ninh Giang, Hải Dương.
 
VR3D số hóa bộ cửa võng cổ chạm rồng, hơn 300 năm tuổi - Dữ liệu di sản của di tích lịch sử, văn hóa đình Lại Yên, Hoài Đức.  Dí sản số, cửa võng đình Lại Yên Số hóa di tích đình làng Lại Yên, Hà Nội
 
Lăng Đa bút, Vĩnh lộc, Thanh hóa hồi đó còn hoang sơ heo hút. VR3D số hóa xong bức tượng phỗng đá cổ này thì rừng đã tắt nắng, núi non mùa đông tối sầm, không khí lăng mộ lạnh lẽo quá không dám làm thêm nữa. Đói, lạnh và hơi sợ nên vội vã thu đồ chạy thẳng về Hà nội.
 
Đây là chiếc cửa sổ của ngôi chùa 400 năm tuổi được Không Lộ thiền sư (ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam) thiết kế và xây dựng.
 
Quét 3D bảo tồn bộ cửa rồng chùa Keo Thái Bình Số hóa di tích chùa Keo, Thái Bình
 
Hình tượng Vũ Nữ Apsara được chạm khắc trên bệ thờ của di tích Trà Kiệu bằng đá sa thạch. Bệ thờ này có niên đại từ thế kỷ thứ 10 hiện đang trưng bày tại bảo tàng "Chăm" Đà Nẵng.
 
  Các di sản văn hóa, nghệ thuật Phật giáo Việt nam thuộc nhiều triều đại, từ nhiều di tích trên khắp đất nước đã được VR3D số hóa và trưng bày trong một bảo tàng 3D trực tuyến