Linh vật nghê đá này nằm trong phế tích lăng Đĩnh Quận công Ngô Công Mỹ thuộc quần thể di tích Lăng mộ võ quan tại Thái Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang.
VR3D thấy đây là một mẫu linh vật nghê đẹp: hình dáng đường bệ uy nghi, nét mặt hiền hòa lại được phủ một thêm một lớp rêu phong nứt nẻ của hơn 400 năm mưa nắng
Các hiện vật trong bộ sưu tập này được VR3D số hóa rải rác trong một quãng thời gian kéo dài hàng chục năm,từ nhiều di tích trên khắp đất nước. Mặt bằng thiết bị, công nghệ 3D thời gian đầu không được như hiện nay, nhưng các bạn có thấy chất lượng vẫn tốt phải không? Đó là vì trên từng hiện vật chúng tôi đều cố đạt chất lượng tối đa, cố vượt ngưỡng kỹ thuật (so với nước ngoài) tại thời điểm đó. Lúc đó VR3D luôn làm bằng "tâm huyết" nên công sức, chi phí, thời gian đều coi là thứ yếu.Các di sản văn hóa cổ này nằm rải rác ở khắp các địa phương, chỗ thì được bảo vệ cẩn thận, chỗ thì hoang vắng um tùm. Có bức thì ở trên nóc nhà, cái thì ngay giữa ruộng - vật liệu thì phức tạp đủ loại, hình dáng thì ngóc ngách bất thường. Nơi làm việc thường là chỗ thờ tự nên rất chật chội, thao tác vướng, ánh sáng tối tăm. Cách thức thi công lại phải thật trân trọng, không được gây phản cảm hay nghi ngại về an ninh... cho cư dân địa phương. Để đạt kết quả thật chuẩn xác trong những điều kiện đa dạng, nắng mưa thất thường như thế là thách thức rất lớn, cần kinh nghiệm và lượng dụng cụ cũng khác thường. Muốn có kết quả tốt VR3D thường dành cả buổi đến tận nơi, khảo sát kỹ thực địa để về lên phương án tối ưu, đặt mua hoặc chế tạo đủ đồ gá rồi mới sắp xếp lên đường số hóa (cũng có hiện vật dễ gặp là số hóa được ngay nhưng không nhiều và khó hoàn hảo). Đi cũng nhiều, nên VR3D thường phải tiết kiệm chi phí, thời gian bằng cách lên kế hoạch cho từng vệt địa bàn, sau khi số hóa hiện vật này trên đường về tranh thủ khảo sát hiện vật tiếp theo. Hoặc luôn có phương án 2 để nhỡ trục trặc ở di tích này thì chuyển ngay sang di tích gần đó cho đỡ mất 1 ngày di chuyển. Đó chỉ là những trở ngại đời thường, còn những khó khăn khi phải nâng cấp máy móc định kỳ, độ chế thiết bị hay tìm hướng để lập trình những tính năng chuyên ngành mới là nan giải nhất.