Tượng Phật bằng gỗ bằng lăng, đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, đỉnh đầu có unisa, tóc xoắn ốc, mặc áo choàng hở vai, tay trái nắm mép áo, tay phải trong tư thế ban phúc.
Nhiều di sản văn hóa, nghệ thuật và các bảo vật Phật giáo đã được VR3D số hóa và trưng bày trong một ngân hàng dữ liệu số trực tuyến.Tượng phật ở tư thế : Tay trái buông xuôi được gọi là (dữ nguyện ấn), biểu thị có thể thoả mãn nguyện vọng của chúng sinh, cánh tay phải co lên, giơ về phía trước, bàn tay hướng ra trước, ngón tay hướng lên trên, được gọi là “thi vô uý ấn), biểu thị có thể giải trừ được những khổ nạn cho chúng sinh. Tư thế tượng Phật đứng này còn được gọi là “chiên đàn Phật tượng” (chiên đàn là một loại cây trong sách cổ). Hiện trạng tay phải không đầy đủ và thủng, mục một số chỗ do tác động của thiên nhiên. Niên đại khoảng thế kỷ 3-6 thuộc nền Văn hóa Óc Eo Tây Nam Bộ.
Đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ III - VI, đáp ứng các tiêu chí của một bảo vật cổ quý hiếm.
Nền văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ, trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên, được khám phá dựa vào những di vật đầu tiên mà nhà khảo cổ người Páp Louis Malleret khai quật được tại gò Óc Eo (xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) năm 1944, và dựa vào những di vật sưu tập được ở nhiều nơi trong lưu vực sông Tiền, sông Hậu của các nhà khảo cổ. Quả thật, căn cứ vào đặc điểm cuả hiện vật, cuả nghệ thuật điêu khắc, căn cứ vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, căn cứ vào sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam và nhất là vào kết quả các mẫu niên đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khảo cổ đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ th ứ VII. Giai đoạn “hậu Oc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII.
Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất cuả nghệ thuật điêu khắc (Tạc tượng, Chạm trổ ) là từ TK 5 đến TK7. Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện xu hướng hiện thực – bản điạ hóa các hình tượng linh thú, thần thoại, tôn giáo (Ấn Độ giáo và Phật giáo) mặc dù chịu ảnh hưởng nghệ thuật Ấn Độ,. Truyền thống nghệ thuật tượng cổ ở Nam bộ còn được duy trì và phát triển trong giai đoạn sau, từ TK 8 trở đi.
Tượng thờ Phật giáo được tạc bằng đá và bằng gỗ, một số ít bằng đồng, được tìm thấy trong nhiều di tích và rải rác trên khắp vùng Nam bộ cả miền Tây và miền Đông. Có những pho tượng Phật bằng gỗ khá lớn và độc đáo như sưu tập tượng gỗ ở di tích Gò Tháp. Những hiện vật này thuộc giai đoạn phát triển rực rỡ nhất cuả nghệ thuật điêu khắc văn hóa Óc Eo tương ứng với thời kỳ Hindu giáo và Phật giáo thịnh hành từ thế kỷ V đến thế kỷ VII. Phong cách điêu khắc vừa phản ánh rõ nguồn gốc ảnh hưởng từ nghệ thuật Ấn Độ, vừa thể hiện xu hướng bản điạ hóa. Truyền thống nghệ thuật này còn được duy trì và phát triển trong giai đoạn sau, từ thế kỷ VIII trở đi, mà nhiều nhà nghiên cứu tạm gọi là giai đoạn hậu Óc Eo.
Tư thế đứng của tượng Phật cơ bản chỉ có một loại: Tay trái buông xuôi được gọi là (dữ nguyện ấn), biểu thị có thể thoả mãn nguyện vọng của chúng sinh, cánh tay phải co lên, giơ về phía trước, bàn tay hướng ra trước, ngón tay hướng lên trên, được gọi là “thi vô uý ấn), biểu thị có thể giải trừ được những khổ nạn cho chúng sinh. Tư thế tượng Phật đứng này còn được gọi là “chiên đàn Phật tượng” (chiên đàn là một loại cây trong sách cổ).