Giáo dục di sản văn hóa đang là đề án được triển khai dạy học tại các Trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm triển khai thực hiện triển khai sử dụng giáo dục di sản văn hóa trong các Trường phổ thông hiện nay. Trước mắt đang được thí điểm tại bảy địa phương, trong đó, một số địa phương đã và đang triển khai khá hiệu quả là Hà Nội, Bắc Giang, Phú thọ.
Học sinh có thể tìm hiểu nguồn gốc các di sản, di tích taị địa phương mình. Đây đều là những di sản gần gũi với học sinh trên địa bàn sinh sống nên đa số học sinh đều tỏ ra thích thú và say mê tìm hiểu. Đưa giáo dục di sản văn hóa vào Trường phổ thông, nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu. Xây dựng đề án giáo dục di sản văn hóa vào trong tất cả các trường như một hoạt động ngoại khóa bổ ích. Đề cương triển khai sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở Trường phổ thông đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các địa phương.
Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường học bao gồm: lồng ghép nội dung giáo dục di sản văn hóa vào các môn học chính thống, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa); xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật; tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động tham quan tại di tích.
Sử dụng giáo dục di sản văn hóa ở Trường phổ thông được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổ thông, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ quan liên quan thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn. Hình thức dạy học có thể là dạy học trên lớp kết hơp các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường, tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa;
Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện ví dụ như tham quan các bảo tàng ảo qua mạng internet. Công nghệ xử lý tương tác thực tại ảo 3D hiện nay cho phép người tham quan ngắm nghía chi tiết của hiện vật trong môi trường 3 chiều, có thể xoay lật tùy ý hay phóng to thu nhỏ chỉ với những cú click chuột. mà nếu tham quan tại bảo tàng trưng bày thật thì người xem cũng không dễ dàng trải nghiệm …Qua ưu điểm mà công nghệ VR3D mang lại trong này các em học sinh có thể nắm được cặn kẽ hơn về bản chất và hiện trạng hiện vật qua hình ảnh tương tác trong môi trường 3D.