Tìm lại hình dáng ban đầu của Bảo Vật Quốc Gia . Bức tượng Adiđà chùa Phật tích hiện nay đã được phục chế , gắn ghép lại từ nhiều mảnh vỡ. Theo nhiều ý kiến xác đáng của các nhà nghiên cứu mỹ thuật thì dáng tượng chưa chính xác, phần đế tượng còn thiếu một bệ tròn hình sư tử.
Với mong muốn tìm lại vẻ đẹp ban đầu, hình dáng chuẩn xác của bảo vật quốc gia này, VR3D thử tái tạo lại phần bệ sư tử bị thiếu trong không gian ảo của mình. Mời các bạn so sánh bằng cách bấm thẳng vào bệ sư tử.
Theo ý kiến riêng của VR3D, khi có thêm chi tiết này, bảo tượng trở nên uy nghi, thanh thoát hơn hẳn, hình dáng cũng đã tương đồng hơn với các bức tượng Phật cùng thời ở Ngô Xá, Hoàng Xá, Hậu Lộc...
Chi tiết bệ sư tử này được VR3D chỉnh sửa từ dữ liệu của một bảo vật quốc gia thời Lý khác ở chùa Ngô Xá, Nam Định.
Bảo vật quốc gia này cũng được lập trình sẵn chế độ bản dập để thuận tiện cho việc nghiên cứu chi tiết. Với 10 năm kinh nghiệm xây dựng các nền tảng trưng bày online, VR3D có thể tùy ý tạo các tính năng chuyên cho nghiên cứu và quảng bá di sản. Gần15 năm kinh nghiệm số hóa di sản mang lại cho VR3D có công nghệ Scan3D độc quyền, chất lượng siêu cao chuyên cho bảo tồn di sản, di tích.
Công nghệ số hóa di sản và trưng bày trực tuyến của VR3D (nay là Viz4D) có thể tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản: Trung tâm dữ liệu di sản 3D cấp quốc gia có thể tập trung một số lượng không hạn chế dữ liệu của di tích từ tất cả các địa phương, mọi nguồn gốc hiện vật cả tư nhân lẫn nhà nước, thậm chí cả các hiện vật Việt nam đang thuộc sở hữu nước ngoài cũng có thể số hóa mang về. Kích thước trưng bày không giới hạn, các khu di tích lớn đều có thể bảo quản dữ liệu trong bảo tàng 3D của nền tảng số quốc gia. Hệ thống trưng bày sẽ cực kỳ phong phú, xem nhiều ngày không hết với đầy đủ các kịch bản tham quan, nghiên cứu mà không cần có chi phí bảo vệ, nhân sự hay mặt bằng gì cả. Di sản văn hóa Việt nam sẽ tận dụng được sức mạnh của công nghệ số hóa 3D và mạng Internet để lan tỏa ra thế giới ( đây cũng là kênh marketing online cho các di tích và bảo tàng thực).
Hệ thống phân cấp truy cập của VR3D còn có thể giúp bộ Văn Hóa dễ dàng chia sẻ dữ liệu cho các bộ ngành khác. Dữ liệu di sản chất lượng cao có thể liên thông với các cơ quan nghiên cứu về Khảo cổ, Mỹ thuật, Kiến trúc... Dữ liệu online có chất lượng vừa đủ dùng được ngay trong quảng bá, xúc tiến du lịch và còn có thể đặt thẳng vào giáo trình điện tử của ngành Giáo dục. Chỉ một lần số hóa nhưng sử dụng được mãi cho nhiều người, nhiều nghành. Đây là phương án có hiệu suất sử dụng cao và tiết kiệm chi phí xã hội nhất. VR3D không chỉ lưu trữ những bản sao 3D chính xác của các di sản mà còn tích hợp vào nó những tính năng mơ ước của người nghiên cứu, bảo tồn. Đó là khả năng tự đo đạc, tạo mặt cắt, bản rập...ngay trên thiết bị cá nhân, từ bất cứ đâu. Tất cả các đặc điểm, chi tiết nhỏ nhất đều được lưu trữ, tạo ra ID của di sản, có thể phát hiện ngay việc tráo đổi hiện vật hay trùng tu sai lệch. Dữ liệu 3D chi tiết còn là sự bảo hiểm kỹ thuật, là cơ sở khoa học để phục dựng lại di tích nếu có rủi ro bất thường xảy ra. VR3D có thể là nền tảng để toàn dân đều có thể tham gia nghiên cứu, giám sát, bảo vệ di sản.