Tượng Voi đá trên đây là hiện vật cổ trưng bày ngoài trời ở sân của Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Là nơi chủ yếu dành cho các hiện vật điêu khắc bằng đá có thể khối lớn có từ triều Lý đến triều Nguyễn.
Một số hiện vật trưng bày ngoài trời tại khuôn viên bảo tàng lịch sử như Voi đá, Rùa đá, Thần Kim Quy.. đã được Trung tâm công nghệ VR3D ảo hóa và đưa lên website "Triển lãm VR3D" để giới thiệu đến với công chúng, người xem ở khắp nơi chưa có điều kiện đến tham quan mà vẫn có thể dùng máy tính hay điện thoại thông minh và thông qua Internet có thể tương tác với các cổ vật, hiện vật lịch sử quý hiếm đang được trưng bày.
Trung tâm công nghệ tương tác VR3D hiện đang có kế hoạch triển khai một số dự án xây dựng dữ liệu bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử dưới dạng số (3D) để cập nhật, lưu trữ thông tin.Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố nào có khả năng làm hư hại tới công trình di tích, cơ sở dữ liệu 3D này sẽ là nền tảng phục vụ cho quá trình đo đạc, thiết kế, lập bản vẽ, thử nghiệm các phương án phục dựng lại nguyên trạng toàn bộ công trình.Cơ sở dữ liệu trong công tác bảo tồn di sản văn hóa lịch sử dưới dạng mô hình kỹ thuật số 3 chiều có độ chính xác cao cả về màu sắc lẫn kích thước.
Đây thực sự là bước tiến dài về mặt áp dụng công nghệ VR3D trong việc bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử dưới dạng số, thông qua các mô hình 3 chiều trong cơ sở dữ liệu này. Từ những thông tin số hóa này, toàn bộ hình ảnh, kích thước, mối quan hệ không gian, tình trạng hiện thời, chi tiết của các đối tượng di tích, di sản văn hóa đều được thể hiện đầy đủ và trực quan.
Từ cơ sở dữ liệu này, Trung tâm công nghệ tương tác có thể lập trình tạo ra các sản phẩm tương tác đa chiều phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch, công bố rộng rãi trên Internet, chia sẻ số liệu nghiên cứu với cộng đồng nhà nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử quốc tế cũng như lưu giữ nguyên mẫu, hiện trạng phục vụ đắc lực trong việc tôn tạo, bao ton trùng tu các di san van hoa, lich su.
Qua chương trình này, Trung tâm thực hiện về kỹ thuật scan 3D và sử dụng dữ liệu thu đuợc một cách triệt để trong hoạt động trùng tu di tích, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, độ chính xác của công trình được trùng tu nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe như độ chính xác, kích thước, vật liệu, màu sắc bảo tồn trùng tu và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa mà ông cha để lại...